Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, thông tư, quy định mới nhất.

Đọc tiếp để tìm hiểu nhé!

Nhập Khẩu Tại Chỗ Là Gì?

Nhập khẩu tại chỗ có thể hiểu là người nhập khẩu mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định nhận hàng tại VN từ người xuất khẩu tại chỗ. Và hàng từ người xuất khẩu tại chỗ sẽ được chuyển vào khu chế xuất.

Quy Định Về Nhập Khẩu Tại Chỗ?

Với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hóa do doanh nghiệp VN mua từ doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định giao tại VN từ đơn vị làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định về quản lý và chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu.

Hợp đồng nhập khẩu, gia công, thuê mướn có điều khoản ghi rõ là được nhận từ người giao hàng tại VN.

quy định về nhập khẩu tại chỗ

Thủ Tục Nhập Khẩu Tại Chỗ?

Bước 1: Đơn vị xuất khẩu tại chỗ sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ thông báo cho bạn để làm thủ tục nhập khẩu.

Bước 2: Sau đó đơn vị xuất khẩu tại chỗ sẽ vận chuyển hàng hóa đến rồi bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu như bình thường.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Vận đơn (Bill of Lading).
  • Hóa đơn thương mại (Invoice).
  • Tờ khai hải quan.
  • Danh mục hàng hóa (Packing list).

Bước 3: Sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu và vận chuyển về khu công nghiệp hoặc khu chế xuất bạn phải thông báo cho bên xuất khẩu tại chỗ để hoàn tất các thủ tục.

thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ và Công ty B (Việt Nam) nhận hàng từ công ty A và làm thủ tục nhập khẩu như bình thường và vận chuyển hàng về khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hướng Dẫn Mở Tờ Khai Nhập Khẩu Tại Chỗ?

Doanh nghiệp nhập khẩu:

  • Sau khi đã nhận đủ tờ khai hải quan và hóa đơn GTGT trên hóa đơn này ghi rõ tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam.
  • Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hóa nhập khẩu cho hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định phù hợp với từng loại hình kinh doanh.
  • Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu chuyển tờ khai cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

  1. Tiếp nhận tờ khai xuất khẩu.
  2. Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình.
  3. Tiến hành kiểm tra hàng hóa khi có nghi vấn hàng hóa không đúng khai báo. Lập biên bản và tiến hành xử lý theo quy định nếu phát hiện vi phạm.
  4. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu vào tờ khai.
  5. Lưu lại tờ khai và chứng từ phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu tờ khai và các chứng từ khác.
  6. Gửi văn bản cho cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu.

F.AQ: Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Tại Chỗ

Mã Loại Hình Nhập Khẩu Tại Chỗ?

Các mã loại hình bao gồm:

  • A42: chuyển tiêu thụ nội địa khác.
  • E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
  • E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.
  • E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.

Mẫu Tờ Khai Nhập Khẩu Tại Chỗ?

tờ khai nhập khẩu tại chỗ

 

Thông Tư Hướng Dẫn Nhập Khẩu Tại Chỗ?

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC.
  • Nghị định 45/2016/NĐ-CP.

Quá Hạn Mở Tờ Khai Nhập Khẩu Tại Chỗ?

Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với các trường hợp sau:

  • Không khai, xuất trình hoặc cung cấp hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định.
  • Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi thay đổi thông tin số container số tàu, cảng xếp hàng, cửa khẩu nhập hàng, phương tiện vận chuyển.
  • Khai giá chính thức quá thời hạn quy định do tại thời điểm mở tờ khai chưa có giá chính thức.

Các bạn có thể tham khảo thêm nghị định 45/2016/NĐ-CP tại điều 6 về các trường hợp quá hạn mở tờ khai.

Trả lời